Kết nối giá trị cuộc sống

5 bài học triết lý cuộc sống giúp bạn thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn


Trong cuộc sống, có đôi lúc ta cảm thấy mệt mỏi, bế tắc và thấy mọi thứ như quay lưng với mình. Hãy sống chậm lại và yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Các bài học triết lý cuộc sống sẽ giúp cho bạn có các nhìn khác hơn, tích cực hơn.

1. Triết lý cuộc sống: Tư duy khác nhau đưa đến suy nghĩ và hành xử khác.

Một gia đình nọ có ba người con trai, họ từ nhỏ đã sống cùng bố mẹ nhưng bố mẹ của họ liên tục cãi vã bất hòa, người mẹ thường xuyên bị thương tích khắp người.

Người anh cả nghĩ: “Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối với vợ tốt một chút”.

Anh hai nghĩ: “Kết hôn thật chẳng có gì hay ho, mình lớn lên nhất định không lập gia đình”.

Người em út nghĩ: “Thì ra chồng được phép đánh vợ như vậy!”.

Bài học rút ra:

Cùng một hoàn cảnh nhưng phương thức tư duy khác nhau sẽ dẫn đến ảnh hưởng khác nhau cho cuộc sống

2. Triết lý cuộc sống: Sống tử tế không bao giờ là việc vô giá trị

Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp.

Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức.

Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.

Bài học rút ra:

Có những hành động không vụ lợi mang cái tâm trong sáng, đôi khi sẽ đem lại những điều may mắn trong cuộc sống.

Tác phẩm Chú bé đánh giày, tác giả Witkowski, Karl (1860-1910)

3. Triết lý cuộc sống 3: Sống là không chờ đợi

Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ.

Hạt giống thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn rễ đâm sâu vào trong lòng đất, lộc đâm xuyên lên mặt đất… Tôi muốn đâm chồi nảy lộc để báo hiệu mùa xuân tới…. Tôi muốn cảm nhận được sự ấm áp của Mặt trời và hứng trọn những giọt sương mai đọng trên cánh hoa…”

Và hạt giống thứ nhất được lớn lên như đúng ý nguyện.

Hạt giống thứ hai nói “Chà, nếu tôi đâm rễ xuống lòng đấy, tôi không biết mình sẽ gặp phải những thứ gì trong bóng tối. Nếu tôi đâm chồi lên mặt đất rắn chắc, những nhánh mầm non nớt của tôi có thể bị hỏng… Nếu tôi đâm chồi rồi bị một con ốc sên ăn mất thì sao? Nếu tôi nở hoa, một đứa trẻ có thể tiện tay hái hoa. Không, tốt hơn là cứ đợi đến khi nào an toàn”.

Và hạt giống thứ hai cứ chờ đợi như ý muốn.

Vào một sáng mùa xuân, một con gà mái đi loanh quanh trên mảnh đất. Nó tìm thấy hạt giống đang nằm đợi và nhanh chóng ăn mất.

Bài học rút ra:

Đừng đợi chờ bất cứ giây phút nào, hãy sống hết mình, đừng cứ mãi sợ hãi rồi chẳng làm được gì.

4. Triết lý cuộc sống 4: Sự lười biếng là ngọn nguồn gây hại

Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở”.

Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả”.

Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.

Bài học rút ra:

Hãy thực hiện theo những lời góp ý chân thành, đừng để tính lười biếng của bạn làm hại bản thân mình.

5. Triết lý cuộc sống 5: Đừng quá chủ quan vào ưu điểm mình có

Ba người cùng đi ra ngoài, một người mang ô, một người cầm gậy, một người tay không. Khi trở về, người cầm ô bị ướt sũng, người cầm gậy ngã bị thương, người thứ ba bình an vô sự.
Nguyên nhân là thế này: Khi trời đổ mưa, người cầm ô cậy có ô nên đi đứng mạnh bạo, kết quả bị dính ướt; đường lầy lội nhưng người cầm gậy cậy có gậy nên cứ liều lĩnh mà đi, cuối cùng bị trượt chân ngã; người thứ ba trong tay chẳng có gì, thấy trời đổ mưa liền tìm chỗ tránh, thấy đường xấu thì đi cẩn thận, trái lại được bình an vô sự.

Bài học rút ra:

Trong cuộc sống, người ta thất bại không phải vì khuyết điểm mà là vì quá chủ quan vào ưu điểm của mình

Những câu chuyện về triết lý cuộc sống trên hy vọng mang lại cho các bạn nhiều suy ngẫm, và lựa chọn cho mình thái độ sống tích cực nhất.



Bài viết mới hơn

Bài viết đã đăng